Thi đua phải là vì yêu nước
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 11 2024 17:07
- Lượt xem: 41
(TUAG)- Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc với mục đích là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân. 76 năm đã trôi qua nhưng Lời kêu gọi của Bác vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự.
Thi đua để có độc lập, tự do, hạnh phúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau; Làm cho tốt; Làm cho nhiều. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc với mục đích là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân.
Theo ý của Bác, thi đua là nhằm mục tiêu cao cả: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Thi đua ái quốc một khi ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân thì sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Lời Kêu gọi của Bác đã tạo ra sức sống mới cho các phong trào thi đua được phát động trước đó và thúc đẩy ra đời nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả, góp phần to lớn vào thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hưởng ứng khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng chục vạn chàng trai, cô gái đã hăng hái ghi tên đi tòng quân hay lên đường đi dân quân phục vụ tiền tuyến... góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau năm 1954, các phong trào thi đua yêu nước vẫn tiếp tục được triển khai, nhất là sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết về “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước” vào năm 1961.
Tại miền Bắc, trong quân đội có phong trào “Ba nhất”: Nhất về huấn luyện quân sự, rèn luyện kỹ thuật; Nhất về gương mẫu, kỷ luật; Nhất về lao động và sản xuất. Trong lĩnh vực nông nghiệp có phong trào “Gió Đại Phong”, phong trào thi đua “Học tập, tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong”: Cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất; tăng vụ và vỡ hoang; phát triển nhiều ngành, nghề; cải tiến quản lý hợp tác xã; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong hợp tác xã. Trong lĩnh vực công nghiệp có phong trào “Sóng Duyên Hải”: Hợp lý hóa sản xuất; cải tiến kỹ thuật. Trong lĩnh vực giáo dục có phong trào “Hai tốt” (Dạy tốt; Học tốt) theo tấm gương điển hình của Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Trong lực lượng thanh niên có các phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”. Chị em phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”…
Tại miền Nam các phong trào “Bám đất giữ làng”, “Một tấc không đi, một ly không dời”, phong trào “Giết giặc lập công”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”...
Các phong trào thi đua ở cả hai miền đã góp phần xứng đáng của mình vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Vào thời kỳ đổi mới (năm 1986), đặc biệt là từ sau khi có Luật Thi đua, khen thưởng (năm 2003) và thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước mới. Điển hình là các phong trào: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cả nước chung tay vì người nghèo”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”… Lực lượng công nhân có phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Ở nông thôn có phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đội ngũ công nhân, viên chức, cựu chiến binh, thanh niên, sinh viên có phong trào “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; “Thi đua dạy tốt, học tốt”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Cựu chiến binh gương mẫu"; “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; “Sinh viên tình nguyện”… Trong quân đội có phong trào “Thi đua quyết thắng”. Trong lực lượng công an có phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy”...
Loại trừ giá trị ảo trong thi đua
Cũng trong tháng 6 nhưng là của 74 năm sau Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, ngày 15-6-2022, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (mới) có hiệu lực từ ngày 1-1-2024.
Nguyên tắc của thi đua là tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời.
Bởi vậy, chúng ta cần lên án một số hiện tượng lệch lạc như là thi đua hình thức, thi đua vì những giá trị ảo, vì thành tích giả nhằm tìm kiếm danh lợi.
Việc phô trương, thổi phồng thành tích, chạy danh hiệu không chỉ là vô bổ vì không đóng góp được gì cho xã hội mà còn nguy hại, gây sa sút đạo đức của cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua cũng đã có những cán bộ lãnh đạo các cấp bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự không lâu sau khi được phong tặng các danh hiệu thi đua.
Điều nguy hại hơn là việc khen thưởng không công bằng, thiếu khách quan khiến cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng giảm niềm tin vào bản chất của thi đua, bớt nhiệt huyết tham gia các phong trào thi đua yêu nước.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 30/6/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ nêu rõ: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Trong phần nhận diện những biểu hiện quy thoái về đạo đức, lối sống có tình trạng mắc bệnh thành tích, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, đánh bóng tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua gắn chặt “thi đua” với “ái quốc”. Động lực của thi đua là “có yêu nước mới thi đua” và mục đích của thi đua là “thi đua vì yêu nước”. Tách rời “ái quốc” với “thi đua” thì thi đua chỉ là vì thành tích, vì giá trị ảo, có hại cho tinh thần yêu nước của toàn dân.
Thi đua để có độc lập, tự do, hạnh phúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau; Làm cho tốt; Làm cho nhiều. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc với mục đích là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân.
Theo ý của Bác, thi đua là nhằm mục tiêu cao cả: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Thi đua ái quốc một khi ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân thì sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Lời Kêu gọi của Bác đã tạo ra sức sống mới cho các phong trào thi đua được phát động trước đó và thúc đẩy ra đời nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả, góp phần to lớn vào thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hưởng ứng khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng chục vạn chàng trai, cô gái đã hăng hái ghi tên đi tòng quân hay lên đường đi dân quân phục vụ tiền tuyến... góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau năm 1954, các phong trào thi đua yêu nước vẫn tiếp tục được triển khai, nhất là sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết về “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước” vào năm 1961.
Tại miền Bắc, trong quân đội có phong trào “Ba nhất”: Nhất về huấn luyện quân sự, rèn luyện kỹ thuật; Nhất về gương mẫu, kỷ luật; Nhất về lao động và sản xuất. Trong lĩnh vực nông nghiệp có phong trào “Gió Đại Phong”, phong trào thi đua “Học tập, tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong”: Cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất; tăng vụ và vỡ hoang; phát triển nhiều ngành, nghề; cải tiến quản lý hợp tác xã; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong hợp tác xã. Trong lĩnh vực công nghiệp có phong trào “Sóng Duyên Hải”: Hợp lý hóa sản xuất; cải tiến kỹ thuật. Trong lĩnh vực giáo dục có phong trào “Hai tốt” (Dạy tốt; Học tốt) theo tấm gương điển hình của Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Trong lực lượng thanh niên có các phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”. Chị em phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”…
Tại miền Nam các phong trào “Bám đất giữ làng”, “Một tấc không đi, một ly không dời”, phong trào “Giết giặc lập công”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”...
Các phong trào thi đua ở cả hai miền đã góp phần xứng đáng của mình vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Vào thời kỳ đổi mới (năm 1986), đặc biệt là từ sau khi có Luật Thi đua, khen thưởng (năm 2003) và thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước mới. Điển hình là các phong trào: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cả nước chung tay vì người nghèo”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”… Lực lượng công nhân có phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Ở nông thôn có phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đội ngũ công nhân, viên chức, cựu chiến binh, thanh niên, sinh viên có phong trào “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; “Thi đua dạy tốt, học tốt”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Cựu chiến binh gương mẫu"; “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; “Sinh viên tình nguyện”… Trong quân đội có phong trào “Thi đua quyết thắng”. Trong lực lượng công an có phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy”...
Loại trừ giá trị ảo trong thi đua
Cũng trong tháng 6 nhưng là của 74 năm sau Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, ngày 15-6-2022, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (mới) có hiệu lực từ ngày 1-1-2024.
Nguyên tắc của thi đua là tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời.
Bởi vậy, chúng ta cần lên án một số hiện tượng lệch lạc như là thi đua hình thức, thi đua vì những giá trị ảo, vì thành tích giả nhằm tìm kiếm danh lợi.
Việc phô trương, thổi phồng thành tích, chạy danh hiệu không chỉ là vô bổ vì không đóng góp được gì cho xã hội mà còn nguy hại, gây sa sút đạo đức của cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua cũng đã có những cán bộ lãnh đạo các cấp bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự không lâu sau khi được phong tặng các danh hiệu thi đua.
Điều nguy hại hơn là việc khen thưởng không công bằng, thiếu khách quan khiến cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng giảm niềm tin vào bản chất của thi đua, bớt nhiệt huyết tham gia các phong trào thi đua yêu nước.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 30/6/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ nêu rõ: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Trong phần nhận diện những biểu hiện quy thoái về đạo đức, lối sống có tình trạng mắc bệnh thành tích, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, đánh bóng tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua gắn chặt “thi đua” với “ái quốc”. Động lực của thi đua là “có yêu nước mới thi đua” và mục đích của thi đua là “thi đua vì yêu nước”. Tách rời “ái quốc” với “thi đua” thì thi đua chỉ là vì thành tích, vì giá trị ảo, có hại cho tinh thần yêu nước của toàn dân.
H.B